Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11

Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11, Pet service, Chân Cầu Vĩnh Tuy, Hanoi.

Trung tâm T11 nhận huấn luyện đa dạng các giống chó từ chó nghiệp vụ, chó bảo vệ đến chó cảnh, bao gồm nhưng không giới hạn Chó nghiệp vụ: Becgie Đức, Becgie Bỉ (Malinois), Rottweiler, Doberman Chó bảo vệ, giữ nhà: Pitbull, Bully, Phú Quốc Chó cảnh, thông minh: Golden Retriever, Labrador, Poodle, Corgi, Husky, Alaska, Samoyed, Pug, Chihuahua Các giống chó khác theo yêu cầu của chủ nuôi , đào tạo nghề huấn luyện chó

✳️✳️  Bảng giá huấn luyện chó tại trung tâm cập nhật mới 2025      Trung tâm T11 nhận huấn luyện đa dạng các giống chó t...
13/03/2025

✳️✳️ Bảng giá huấn luyện chó tại trung tâm cập nhật mới 2025



Trung tâm T11 nhận huấn luyện đa dạng các giống chó từ chó nghiệp vụ, chó bảo vệ đến chó cảnh, bao gồm nhưng không giới hạn:

🇹 ++ Chó nghiệp vụ: Becgie Đức, Becgie Bỉ (Malinois), Rottweiler, DobermanChó bảo vệ, giữ nhà: Pitbull, Bully, Phú Quốc ( giá huấn luyện : 3.500.000đ/Tháng ( thời gian học 3 tháng ) )

🇹 ++ Chó cảnh, thông minh: Golden Retriever, Labrador, Poodle, Corgi, Husky, Alaska, Samoyed, Pug, Chihuahua .. ( giá huấn luyện : 3.000.000đ/Tháng ( thời gian học 3 tháng ) )

🇹 ++ Dịch vụ huấn luyện chó tại nhà ( Các giống chó khác theo yêu cầu của chủ nuôi )

✳️✳️ CƯƠNG LĨNH HUẤN LUYỆN

Tại trung tâm T11, chúng tôi áp dụng phương pháp huấn luyện khoa học, kết hợp giữa kỷ luật, tâm lý học động vật và sự yêu thương. Các nguyên tắc cốt lõi gồm:

Huấn luyện bằng phương pháp tích cực, khen thưởng để khuyến khích hành vi đúngTạo dựng sự tin tưởng giữa huấn luyện viên và chó, giúp chó học tập vui vẻ, không áp lựcHuấn luyện chuyên sâu từng cấp độ, từ cơ bản đến nâng cao theo từng giống chóKết hợp rèn luyện thể lực và phản xạ nhanh nhạy, giúp chó phát triển toàn diện

✳️✳️ CAM KẾT CỦA TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ T11

Đào tạo chuyên sâu, giúp chó nghe lời, biết bảo vệ chủ, có thể tham gia bảo vệ, cứu hộ Đảm bảo kết quả huấn luyện , hoàn phí nếu chó không đạt yêu cầu sau khóa học

Chăm sóc tận tình, đảm bảo sức khỏe cho chó trong suốt quá trình huấn luyệnHướng dẫn chủ nuôi cách quản lý và duy trì kỷ luật sau huấn luyện

🔺🔺Điện Thoại tư vấn : 0982360128

Chó cần uống bao nhiêu nước một ngày là đủ ?Có một số cách tính lượng nước phù hợp với chó tùy thuộc vào thể trạng và tì...
11/03/2025

Chó cần uống bao nhiêu nước một ngày là đủ ?

Có một số cách tính lượng nước phù hợp với chó tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi con. Thông thường, chó cần khoảng 65.2 ml nước trên mỗi kg cân nặng trong một ngày. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới lượng nước chó uống. Bạn không nên hạn chế chúng uống nước,và chỉ kiểm tra lượng nước mà chúng tiêu thụ khi có yêu cầu của bác sĩ thú ý. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho chúng mỗi ngày

Nước là yếu tố chính để duy trì các tế bào sống một cách khỏe mạnh. Nếu thiếu nước, các chức năng của cơ thể chó sẽ không hoạt động bình thường. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng mất nước ở chó.

Hãy đảm bảo là chó được cung cấp đủ nước bằng việc thường xuyên vệ sinh bát (chậu) đựng nước và châm đầy bát nước hằng ngày.

Nhưng nếu chó nhà bạn uống nước nhiều hơn bình thường, đây có thể là biểu hiện của chó đang gặp bất thường về sức khỏe mà bạn cần lưu ý.

Vậy nên biết lượng nước cần thiết mà chó cần bổ sung mỗi ngày để có thể chăm sóc chúng một cách tốt nhất, đồng thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh và can thiệp kịp thời.

Chó cần uống bao nhiêu nước một ngày là đủ ?

Có một số cách tính lượng nước phù hợp với chó tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi con.

Thông thường, chó cần khoảng 65.2 ml nước trên mỗi kg cân nặng trong một ngày. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới lượng nước chó uống. Bạn không nên hạn chế chúng uống nước,và chỉ kiểm tra lượng nước mà chúng tiêu thụ khi có yêu cầu của bác sĩ thú ý.

Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho chúng mỗi ngày.

Những nguyên nhân dẫn đến chó uống ít nước hơn

Bạn nhận thấy chó của mình đang của uống nước ít nước hơn bình thường, sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Chó của bạn đang ăn thức ăn ướt hoặc đồ ăn tự chế biến

Thức ăn ướt và đồ ăn tự chế biến tại nhà có khoảng 65-85% nước, khi chó ăn các loại thức ăn có hàm lượng nước lớn, bạn sẽ nhận thấy chó uống ít nước hơn khi chỉ ăn thức ăn khô.

Dấu hiệu của bệnh lý

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe và khả năng vận động, chó cũng sẽ uống ít hơn lượng nước cần thiết. Lúc này, bạn cần cho chúng đến gặp bác sĩ thú y để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và được kịp thời điều trị nếu chó bị bệnh.

Chó đang nóng hoặc đang vận động

Nhu cầu cần bổ sung thêm nước của chó còn phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể và mức độ vận động của chúng. Những lúc này, chó mất nước nhiều hơn do tiết nước bọt quá mức và thở gấp.

Nguồn nước phù hợp cho chó

Nước máy an toàn cho người và cũng an toàn cho chó. Trong hầu hết các trường hợp, uống nước máy là tốt cho chó của bạn. Không nên cho chó uống từ các nguồn không đảm bảo an toàn, nếu tại nơi bạn sống không có nguồn nước máy đạt chuẩn, hãy tham khảo bác sĩ thú y để thay thế nguồn nước cho chó bằng nước lọc hoặc nước đóng chai.

Điều gì xảy ra khi chó không được uống đủ nước ?

Mất nước ở chó sẽ dẫn đến hàng loạt các ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng làm việc bình thường của cơ thể chúng. Nếu tình trạng mất nước diễn ra trong thời gian dài, thận, gan và các cơ quan khác sẽ bắt đầu ngừng hoạt động, trầm trọng hơn nữa là dẫn đến tử vong ở chó.

Một chú chó khỏe mạnh sẽ uống đủ nước hàng ngày, nhưng nếu chúng đang có các vấn đề sức khỏe sau, nguy cơ mất nước ở chó sẽ tăng lên so với bình thường:

Bệnh thận

Rối loạn chuyển hóa ( chẳng hạn như bệnh tiểu đường)

Bệnh ung thư

Lúc mang thai và cho con bú sẽ mất nước nhiều hơn do nhu cầu về nước cao hơn

Làm sao biết chó của bạn đang mất nước ?

Làm theo các chỉ dẫn sau để dễ dàng biết được chó của bạn có đang bị mất nước hay không:

Bước 1: Nhẹ nhàng véo da giữa hai bả vai

Bước 2: Kéo phần da đó lên và nhẹ nhàng thả ra

Bước 3: Quan sát phần da trở lại vị trí như cũ

Nếu cơ thể chó không bị mất nước, da sẽ nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu. Ngược lại, nếu phần da trên mất một khoảng thời để trở lại vị trí thì chó của bạn đang trong trạng thái mất nước.

Bạn cũng có thể nhận biết chó của mình đang bị mất nước khi chúng gặp các tình trạng sau:

Nướu bị khô, dính và nhạt màu

Nhãn cầu khô và lõm

Khô mũi và miệng

Khi chó uống quá nhiều nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy chó của bạn đang có vấn đề về sức khỏe, hãy cho bác sĩ thú ý biết điều đó để được kịp thời can thiệp.

Cung cấp đủ nước là yếu tố thiết yếu trong hành trình chăm sóc thú cưng để chúng phát triển một cách khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy luôn quan tâm đến những biểu hiện mất nước ở chó nhà bạn và nhanh chóng có những hành động phù hợp.

8 câu hỏi thường gặp khi chó mẹ sinh ?• 1 Cần phải làm gì khi chó mẹ sinh ? - Cần dự kiến thời gian sinh: căn cứ vào thờ...
11/03/2025

8 câu hỏi thường gặp khi chó mẹ sinh ?

• 1 Cần phải làm gì khi chó mẹ sinh ? - Cần dự kiến thời gian sinh: căn cứ vào thời điểm phối giống, phải có ghi chép chính xác số lần và thời gian phối, quan sát độ to nhỏ của bụng đoán số lượng thái. Bụng nhỏ, số thai càng ít thì gian mang thai càng dài ra. Phần lớn trên 64 ngày mới sinh, gọi là ‘lên ngày’ số con sẽ ít, thậm chí có trường hợp chửa đến 68 - 70 ngày. Ngược lại thai càng nhiều sẽ đẻ càng sớm, có con 57 - 58 ngày đã sinh. Vì thế chó con mở mắt nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng con do ít thai nên khi sinh chó con ‘già ngày hơn’. - Phải nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ: Có sữa trước khi sinh khoảng 3 - 4 ngày, có thể nhìn, sờ thấy thai nhu động phía ngoài bụng. Chó mẹ có thể ăn ít hơn, tiểu nhiều lần hơn, thậm chí có con đi tiểu không chủ động được do bàng quang bị chèn ép. Trước sinh 2 - 4 giờ, chó bỏ ăn, ỉa ‘xón’, đái ‘giặt’, kêu rít, thở gấp bồn chồn cào bới có phản xạ làm ‘ổ đẻ’, lúc này cần chuẩn bị chỗ đẻ thoáng, mát, ấm, yên tĩnh, đủ ánh sáng, hạn chế tiếp xúc với người và con vật khác. Có thể đóng khay gỗ cho chó đẻ kích thước phụ thuộc độ to nhỏ chó mẹ, độ cao tối đa 20 cm, lót vải sạch. - Không ép chó mẹ ăn, uống nhiều trước khi sinh. Không cho ăn nhiều thức ăn khó tiêu như: thịt, sữa,… - Nếu có dấu hiệu nghi đẻ khó: thai to, đau đẻ dữ dội nhưng 4 – 6 tiếng sau không đẻ, không có cơn rặn,… cần mời Bác sỹ thú y thăm khám và tư vấn. - Chuẩn bị sẵn nước uống sạch có pha chút muối để chó uống.

• 2 Có nên can thiệp ‘đỡ đẻ’ không ? Tốt nhất là để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.

• 3 Thế nào là ‘đẻ khó’ ? - Đau đẻ lâu 6 – 8 giờ mà chưa đẻ - Không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra.

• 4 Thế nào là ‘ngôi thai ngược’ ? Với chó khái niệm ‘ngược’ không phụ thuộc vào đầu hoặc đuôi ra trước mà là ‘tư thế thai’. Các ngôi ngược như sau: - Đầu ra nhưng không ra 2 chi trước, hoặc chỉ có 1 chi thò ra. - Ra một hoặc hai chi trước nhưng đầu không ra. - Đuôi ra trước nhưng một hoặc hai chân sau không ra. Như vậy muốn kéo thai ra được phải chuyển lại tư thế ‘thuận’ của thai: đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau cùng ra.

• 5 Có nên cho mẹ ăn nhau thai không ? - Ăn nhau thai là phản xạ tự đỡ đẻ và cắn rốn cho con của chó mẹ. - Nếu can thiệp đỡ đẻ cũng nên cho mẹ ăn 1 – 2 nhau thai, nhưng không nên cho ăn toàn bộ lượng nhau dễ gây đầy khó tiêu sau khi sinh.

• 6 Cắt rốn như thế nào ? Cách da bụng 1 cm có thể cắt chỉ (phải đảm bảo sát trùng tốt để đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván) hoặc kẹp bằng pince cầm máu. Sát trùng bằng cồn 70 độ hoặc cồn iode 5%. Không cắt quá sát da bụng hoặc để chó mẹ tự cắn rốn cho con dễ bị hernia rốn sau này.

• 7 Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau khi sinh?

Rất cần thiết để con được bú sữa đầu sớm có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.

• 8 Làm gì khi sinh xong ? - Cho chó mẹ ăn nhẹ, uống nước muối loãng - Để mẹ con yên tĩnh - Dọn sắp xếp lại ổ đẻ, thay đồ lót đẻ bằng vải khô, sạch. Chú ý: không lót quá nhiều vải, chăn trong ổ dễ bị ‘lạc, kẹt’ con không tìm bú mẹ được hoặc mẹ đè và dẫm chết con. - Vệ sinh lau khô sạch chó con và phần sau của mẹ

Phân loại nguồn thức ăn dinh dưỡng phù hợp với chó nhất2. Nguồn thức ăn dinh dưỡng của chóDùng sữa tươi hoặc sữa hộp, sữ...
11/03/2025

Phân loại nguồn thức ăn dinh dưỡng phù hợp với chó nhất

2. Nguồn thức ăn dinh dưỡng của chó

Dùng sữa tươi hoặc sữa hộp, sữa bột pha với nước đã đun sôi. Dù cho chó ăn loại sữa nào cũng nên hâm sữa nóng bằng cỡ nhiệt độ cơ thể và có thể bổ sung lượng canxi để giúp chó con có xương và răng chắc khỏe.

Lưu ý: Khi chó đang bị bệnh đường ruột không nên cho chó ăn sữa. Sữa bị ôi thiu (chua) tuyệt đối không cho chó ăn vì nó sẽ gây rối loạn tiêu hóa của chó.

2.2 Bánh mỳ

Có thể dùng bánh mỳ xé nhỏ, bánh qui bẻ vụn, cơm hoặc các loại bột dinh dưỡng cho trẻ em nấu chín.

2.3 Thịt

Thịt bê là tốt nhất nhưng đắt tiền nên bạn có thể dùng thịt lợn, tim gan bò cắt nhỏ nấu chín hoặc có thể dùng các loại thịt hộp.

2.4 Các sản phẩm phụ khác

Tim, cật của gia súc, gia cầm chất lượng có kém thịt về chất, nên có thể sử dụng cùng với thịt là một phần gan. Gan là nguồn cung cấp VTMA nên đưa gan vào khẩu phần thức ăn của chó con còn yếu, mới ốm dậy và chó trưởng thành trong thời gian chuẩn bị cho giao phối, trong thời kỳ chó còn nhỏ và nuôi chó choai.

Cổ hũ, dạ dày, lá lách, thực quản, phổi, vú,… là nguồn axit amin tối cần thiết nhưng hàm lượng dinh dưỡng ít hơn từ 2-5 lần so với mỡ, fomat. Các mẩu thịt vụn, thực quản có thể sử dụng như là thức ăn chính. Đặc biệt tốt khi cho chó con ăn cổ hũ. Khi đưa phổi vào khẩu phần ăn cần bổ sung thêm đạm, mỡ vì phổi có rất ít các chất đạm hữu ích.

Khí quản, tai, môi chứa protein không cao nhưng khi kết hợp với các thành phần có lượng đạm cao sẽ có ích đối với chó choai vì chúng sẽ tạo ra nhiều sụn.

Vú chứa không nhiều protit, một nửa protit là loại không hữu ích nhưng lớp ngoài vú chứa nhiều mỡ, do vậy nếu kết hợp với các thực phẩm nhiều đạm hữu ích sẽ là món ăn tốt.

Lá lách có giá trị dinh dưỡng gần như gan nhưng chứa nhiều máu nên dễ bị hư hỏng, khi cho ăn nên nấu chín kỹ. Đầu, chân, các xương khuỷu, xương sau khi đã lọc kỹ nuôi chó con và chó choai rất tốt nếu biết phối hợp với các loại thực phẩm giàu đạm khác.

Máu (huyết, tiết) hơn hẳn về chất lượng đạm so với các cơ quan nội tạng khác của động vật nhưng lại kém về chất lượng mỡ nên đun sôi hoặc dùng bột máu đã sấy khô đưa vào khẩu phần ăn chính của chó.

Lòng mề của chim, gia cầm có nhiều năng lượng có thể dùng làm thức ăn tốt cho chó, nhưng không có đủ đạm hữu ích nên không thể coi là nguồn thức ăn duy nhất, khi cho ăn cần phải nấu chín.

Xương, da, cẳng, đầu, cổ sườn với các mô mỡ bám theo vào là những sản phẩm phụ của xương và gia cầm chỉ nên sử dụng làm nước dùng thì tốt hơn.

Thịt gà, vịt: Trứng là nguồn cung cấp chất béo và vitamin nhóm B. Nếu cho chó ăn nhiều trứng thì tốt nhất là cho ăn ở dạng nấu chín. Vỏ trứng là nguồn muối chứa nhiều chất khoáng khá tốt. Có thể sấy khô vỏ trứng, sau đó giã và hoặc nghiền nhỏ và trộn vào thức ăn hàng ngày cho chó.

Cá: Không những giàu chất đạm mà còn giàu vitamin, chất khoáng,… về mặt dinh dưỡng, cá hoàn toàn không thua kém thịt mà còn dễ tiêu hơn thịt. Tuy nhiên, để chó phát triển bình thường cần cho chó ăn không quá 70% các chất đạm từ cá cộng 30% chất đạm từ nguồn khác. Chú ý khi cho chó ăn cá cần loại bỏ các cơ quan phủ tạng, con nhỏ phải rửa cẩn thận và nấu chín, bổ sung vitamin B1 và khi chó con đang đi phân lỏng không nên cho ăn cá.

Bột cá là thực phẩm bổ sung khá tốt để nấu thức ăn cho chó. Với chó, bột cá có hàm lượng chất béo 10% là thích hợp nhất. Bột cá không chỉ chứa các chất đạm hữu ích mà còn chứa nhiều nguyên tố khác nhưng lại chứa ít vitamin. Do vậy, có thể thay hoàn toàn chất đạm về mùa đông và 50% về mùa hè bằng bột các chất lượng cao trong khẩu phần ăn của chó choai nhưng cần bổ sung thêm vitamin A, B1, D và men. Chó ăn thức ăn hỗn hợp có bột cá sẽ tăng nhu cầu về nước uống.

Rau: Chó ăn được mọi loại rau cắt nhỏ, nấu chín mà nhà bạn vẫn thường ăn, ngoại trừ khoai tây, lạc, ngô. Các loại rau củ nấu chưa nhừ đều không thích hợp để cho chó ăn vì chó hấp thụ kém ở trực tràng.

2.4 Các chất khoáng

Các chất khoáng và vitamin không phải lúc nào cũng có đủ trong thức ăn nên cần phải bổ sung chúng dưới dạng ăn thêm.

Bạn có thể sử dụng các thứ sau có bán sẵn ở các hiệu thuốc: Gluconat-canxi, Glixero Phot phat, đường Lacto canxi + Glixero phot phat canxi, Tetravit, Trivit, trong trường hợp bất đắc dĩ có thể trộn lẫn sữa với canxi chlorua.

Bột xương là nguồn bổ sung canxi và phot pho rất tốt cho chó, cần bổ sung bột xương vào khẩu phần của mỗi bữa ăn. Hiện nay một số hãng cung cấp nhiều sản phẩm dành cho chó con như: Effen foods (pedigree); Bio, Budy (sữa cho chó nhỏ), Pfizer (viên canxi).

Các loại thức ăn sẵn có trên đây có lợi ích cung cấp đủ dinh dưỡng, đủ chất cho chó con tiện lợi, không phải nấu, cho ăn dễ dàng vì có định lượng tính sẵn; sạch sẽ, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, không sợ ôi thiu,… tuy nhiên, khi sử dụng cần cho chó ăn thích nghi, làm quen dần và nhất thiết vẫn phải cho chó ăn thêm thức ăn tươi, không đổi bữa thì chó sẽ không bị ngán.

Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã đăng ký tham gia cuộc thi với các chú chó được huấn luyện chuyên nghiệp. Trung Tâ...
11/03/2025

Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã đăng ký tham gia cuộc thi với các chú chó được huấn luyện chuyên nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã có màn trình diễn ấn tượng tại Cuộc Thi Trình Diễn Chó Chăn Cừu Đức Mở Rộng

Cuộc thi Trình diễn Chó Chăn Cừu Đức Mở Rộng năm 2024, do Câu lạc bộ Những Người Việt Nam Nuôi Chó Chăn Cừu Đức (VNSV) tổ chức, là sự kiện quan trọng nhằm đánh giá và tôn vinh những chú chó chăn cừu Đức xuất sắc trên toàn quốc. Sự kiện này thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng yêu chó và các chuyên gia trong lĩnh vực.

Thông tin về cuộc thi
Thời gian tổ chức: Cuộc thi diễn ra vào ngày 24 tháng 11 năm 2024.
Địa điểm: Được tổ chức tại Hà Nội, địa điểm cụ thể sẽ được thông báo trên trang web chính thức của VNSV.
Các hạng mục thi đấu:
3-6 tháng tuổi
6-12 tháng tuổi
12-24 tháng tuổi
Trên 24 tháng tuổi
Mỗi hạng mục sẽ được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn về ngoại hình, thể chất và khả năng làm việc của chó chăn cừu Đức.

Sự tham gia của Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội
Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã đăng ký tham gia cuộc thi với các chú chó được huấn luyện chuyên nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã có màn trình diễn ấn tượng tại Cuộc Thi Trình Diễn Chó Chăn Cừu Đức Mở Rộng năm 2024, thể hiện sự chuyên nghiệp và kỹ năng huấn luyện xuất sắc. Trong phần thi, các chú chó đến từ trung tâm đã thực hiện bài thi một cách chính xác, thể hiện rõ sự nhanh nhạy, kỷ luật và khả năng phản ứng linh hoạt theo hiệu lệnh của huấn luyện viên. Kết quả, Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội xuất sắc giành giải Ba tại cuộc thi. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của đội ngũ huấn luyện viên và các chú chó tham gia thi đấu.

Thành tích này không chỉ mang lại niềm tự hào cho trung tâm mà còn góp phần khẳng định vị thế của Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội trong lĩnh vực huấn luyện chó chuyên nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là động lực để trung tâm tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng huấn luyện và hướng tới những thành tích cao hơn trong các cuộc thi sắp tới. Sự kiện này cũng tạo cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị huấn luyện, giúp nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển giống chó chăn cừu Đức theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ý nghĩa của cuộc thi

Cuộc thi không chỉ là sân chơi để các chú chó chăn cừu Đức thể hiện khả năng mà còn là cơ hội để các chủ nuôi, huấn luyện viên giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, sự kiện góp phần thúc đẩy phong trào nuôi chó chăn cừu Đức, nâng cao nhận thức về việc chăm sóc và huấn luyện chó theo tiêu chuẩn quốc tế.

Sự kiện hứa hẹn sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến giống chó chăn cừu Đức.

https://trungtamhuanluyenchot11.vn/pet/65/57/Cuoc-Thi-Trinh-Dien-Cho-Chan-Cuu-Duc-Mo-Rong-2024

Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã tham dự cuộc thi với hai phần thi quan trọng, thể hiện kỹ năng huấn luyện chuyên ...
11/03/2025

Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã tham dự cuộc thi với hai phần thi quan trọng, thể hiện kỹ năng huấn luyện chuyên nghiệp và khả năng làm việc xuất sắc của các chú chó tham gia. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng kinh nghiệm dày dặn, các huấn luyện viên và chó của trung tâm đã hoàn thành xuất sắc các bài thi theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cuộc Thi Chó Làm Việc Lần Thứ 4
Cuộc thi chó làm việc lần thứ 4 do Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA) tổ chức nhằm đánh giá khả năng làm việc và tính cách của các giống chó. Mục đích của cuộc thi là kiểm tra các đặc điểm di truyền mong muốn, đánh giá và xếp hạng thành tích của chó, đồng thời duy trì sức khỏe tổng thể, thể lực và tính cách di truyền của các giống chó làm việc.

Quá Trình Thi Đấu
Cuộc thi diễn ra vào cuối tuần, bao gồm ngày tập thử và ngày thi chính thức. Trong ngày tập thử, ban tổ chức công bố trình tự thi cho các cấp độ như BH/VT, FCI-IGP và tổ chức bốc thăm để xác định thứ tự thi cho ngày thi chính thức. Người tham dự sẽ được hướng dẫn về vị trí cụ thể của các phần thi và bài thi.

Ý Nghĩa Của Cuộc Thi
Sự kiện này không chỉ giúp đánh giá chất lượng của các cá thể chó mà còn thúc đẩy phong trào nuôi chó làm việc tại Việt Nam, tạo cơ hội giao lưu và học hỏi giữa những người yêu chó.

Thành Tích Của Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội
Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã tham dự cuộc thi với hai phần thi quan trọng, thể hiện kỹ năng huấn luyện chuyên nghiệp và khả năng làm việc xuất sắc của các chú chó tham gia. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng kinh nghiệm dày dặn, các huấn luyện viên và chó của trung tâm đã hoàn thành xuất sắc các bài thi theo tiêu chuẩn quốc tế.

Kết quả: Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 Hà Nội đã xuất sắc giành được giải bạc tại cuộc thi, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực huấn luyện chó làm việc tại Việt Nam. Thành tích này không chỉ là niềm tự hào của trung tâm mà còn góp phần thúc đẩy phong trào huấn luyện và phát triển giống chó làm việc trong nước, nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn của các cuộc thi trong tương lai.

https://trungtamhuanluyenchot11.vn/pet/65/56/Tham-Gia-Cuoc-Thi-Cho-Lam-Viec-Lan-Thu-4

Trường huấn luyện chó Akita tại hà nội chất lượngĐến với địa chỉ huấn luyện chó Akita tại hà nội T11 chó của bạn sẽ được...
10/03/2025

Trường huấn luyện chó Akita tại hà nội chất lượng

Đến với địa chỉ huấn luyện chó Akita tại hà nội T11 chó của bạn sẽ được trải qua quá trình tại trung tâm từ 1 đến 3 tháng các bài cơ bản như đi vệ sinh đúng chỗ đúng nơi nghe hiệu lệnh từ chủ ...

Akita là giống chó có kích thước lớn, hùng dũng và khá thông minh nên việc huấn luyện đòi hỏi phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. Nếu bạn đang muốn huấn luyện chó Akita nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm, vậy thì hãy đến với trường Huấn Luyện Chó T11

1. Tại Sao Nên Huấn Luyện Chó Akita
Chó Akita là quốc khuyển của Nhật Bản là giống chó quý có nguồn gốc từ đảo Honshu – phía Bắc tỉnh Akita (Nhật). Hiện nay trên thế giới có hai loại Akita riêng biệt là: Akita Nhật Bản thường được gọi là Akita Inu và Akita Mỹ thường được gọi là Akita. Giống Akita được cho rằng có nguồn gốc từ Akita Nhật, tuy nhiên giữ những người hâm mộ giống cún cưng này lại nổ ra cuộc tranh luận xem hai loài này có riêng biệt không, hay Akita Inu vốn là tổ tiên của Akita Mỹ.

Trong lịch sử, chó Akita thường được sử dụng để săn bắt, bảo vệ chủ; làm trinh sát, theo dõi các tù nhân trong thế chiến thứ II. Ngày nay Akita thường được nuôi để bầu bạn với những người trong gia đình.

Chó Akita với nguồn gốc là một giống chó săn, vậy nên chúng luôn có tính cảnh giác cao độ và sẵn sàng tấn công nếu bị trêu chọc hay đe dọa cho dù bản tính của Akita vốn hiền lành. Do vậy nên huấn luyện chó Akita cần được thực hiện để có thể kiểm soát được chúng trong những trường hợp chúng có dấu hiện tấn công loài động vật khác hoặc thậm chí là con người.

2. Khoá Huấn Luyện Chó Akita Sẽ Bao Gồm Những Nội Dung Gì?
Các bài học huấn luyện chó Akita Inu của Trường Huấn Luyện Chó T11 nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Nội Dung Khoá Học Bao Gồm:

Bài 1: Huấn luyện chó Akita Inu lại đứng gần chủ
Bài 2: Huấn luyện chó Akita Inu Đứng yên tại chỗ
Bước 1: Giữ Akita ở tư thế ngồi
Bước 2: Giữ thức ăn ngang với mũi của chúng. Sau đó, lùi lại một bước, bưng thức ăn lên từ từ. Đồng thời hô khẩu lệnh “đứng dậy”.
Bước 3: Theo phản xạ, chó Akita sẽ di chuyển cơ thể để tìm thức ăn và chuyển sang tư thế đứng. Khi chó đã đứng, bạn có thể thưởng thức đồ ăn cho chúng.
Lặp lại khoảng 10-15 lần mỗi ngày cho đến khi chó Akita quen với lệnh.

Bài 3: Huấn luyện chó Akita Inu Ngồi, ngồi yên tại chỗ
Bước 1: Giữ Akita ở tư thế đứng trước mặt bạn.
Bước 2: Hô khẩu lệnh “Ngồi xuống” và kéo nhẹ dây xích cổ lên. Đồng thời tay còn lại ấn nhẹ mông Akita xuống.
Bước 3: Giữ chúng ở tư thế ngồi trong 10-15 giây rồi đứng lên
Lặp lại khoảng 10-15 lần rồi cho Akita nghỉ. Nếu chó Akita làm đúng, có thể dùng phần thưởng để khuyến khích nhưng không nên lạm dụng quá mức có thể hình thành thói quen xấu.

Bài 4: Huấn luyện chó Akita Inu Nằm, nằm yên tại chỗ
Bài 5: Huấn luyện chó Akita Inu Luôn đi bên cạnh chủ khi đi dạo hay dã ngoại
Bài 6: Huấn luyện chó Akita Inu Bò, bò lại gần chủ
Bài 7: Huấn luyện chó Akita Inu Ngồi chào
Bài 8: Huấn luyện chó Akita Inu bắt tay
“Bắt tay” là mệnh lệnh mà bất kỳ chú chó nào cũng nên học để tương tác tốt hơn với con người. Để dạy chó Akita của bạn lệnh này, hãy làm như sau:

Bước 1: Bạn ngồi xổm để khay thức ăn vào lòng. Cho Akita ngồi đối diện, mắt chúng sẽ nhìn vào khay thức ăn.
Bước 2: Đưa ra lệnh “ngồi xuống”. Trong khi Akita đang ngồi, hãy tiếp tục hét lên “Ở lại” để đảm bảo chúng không bỏ chạy bất ngờ.
Bước 3: Phát lệnh “Bắt tay”. Sau đó, bằng tay trái, nhấc chân phải của họ lên và bắt tay. Phản xạ của chó Akita sẽ giật lùi và vùng vẫy. Kêu lệnh “Im lặng” và tiếp tục bắt tay, giữ khoảng 10-15 giây.
Bước 4: Khi chó Akita hợp tác, bạn nên thưởng đồ ăn để khuyến khích chúng.
Lặp lại động tác này khoảng 10 lần, Akita sẽ nhớ lệnh. Huấn luyện thành công, bạn chỉ cần đưa tay ra và nói “Bắt tay” là họ sẽ nhấc chân và bắt tay với bạn.

Bài 9: Huấn luyện chó Akita Inu tự chơi 1 mình
Bài 10: Huấn luyện chó Akita Inu sủa khi có lệnh
Bài 11: Huấn luyện chó Akita Inu Tìm đồ vật và gắp mang lại
Bài 12: Huấn luyện chó Akita Inu bảo vệ chủ khi có lệnh
Bài 13: Huấn luyện chó Akita Inu phân biệt người lạ và sủa khi có lệnh
Bài 14: Huấn luyện chó Akita Inu vượt chướng ngại vật, đánh hơi tìm đồ
Bài 15: Huấn luyện chó Akita Inu dữ, hay cắn người thành hiền
Bài 16: Huấn luyện chó Akita Inu chống ăn bả
Bài 17: Huấn luyện chó Akita Inu đi vệ sinh đúng chỗ , đúng nơi
Khi mang chó con Akita về nhà, bạn nên bắt tay ngay vào việc huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Tuyệt đối không để Akita trưởng thành mới bắt đầu huấn luyện. Đi vệ sinh bừa bãi ra khỏi nhà lâu ngày có thể hình thành thói quen xấu, sau này khó sửa. Lưu ý rằng quá trình luyện tập đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì của người sở hữu thì mới có hiệu quả.

Đảm bảo rằng bạn có một lịch trình cụ thể cho cún cưng và bạn cũng phải tuân thủ nó trong quá trình huấn luyện. Chó Akita thường không có thời gian cụ thể để đi vệ sinh như chó trưởng thành. Bạn nên để mắt đến chúng thường xuyên và sẵn sàng huấn luyện bất cứ lúc nào. Một số thời điểm hợp lý trong ngày để huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ như sau:

Trước khi đưa chó Akita đi ngủ
Sau khi tỉnh dậy
Sau bữa ăn
Sau khi chơi
Tuân thủ những lịch trình này sẽ giúp Akita của bạn hình thành những thói quen tốt. Sau đó, họ sẽ chỉ đi vệ sinh vào những thời điểm đó trong ngày.

Bước 1: Chuẩn bị một khu vực cụ thể trong nhà, đây sẽ là nơi mà sau này Akita của bạn sẽ đi vệ sinh. Tất nhiên, địa điểm phải thoải mái, sạch sẽ, khô ráo và dễ tìm. Trước khi huấn luyện, bạn nên thường xuyên cho chó Akita về tư thế đó để chúng quen dần.
Bước 2: Để ý những khoảng thời gian cố định trong ngày. Nếu bạn thấy chó Akita có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chạy lung tung, đánh hơi xung quanh, kêu la, hãy đưa ngay chúng vào nhà vệ sinh cố định.
Bước 3: Cho Akita vào bồn cầu. Hãy hét to “Tên con chó + đi vệ sinh nhanh lên” và bắt Akita ngồi đó cho đến khi nó đi vệ sinh xong. Nếu chúng gặp khó khăn, bạn nên sử dụng lệnh “Yen” để sửa chúng.
Bước 4: Lặp lại nhiều lần trong vài ngày. Những chú chó Akita thông minh có lẽ chỉ mất khoảng 1-2 tuần để chúng có thể cầm nắm được. Bạn sẽ không phải mất thời gian dọn dẹp phân của chúng nữa.
Bài 18: Huấn luyện chó Akita Inu không cắn phá đồ đạc
Và các bài học theo yêu cầu khác…

3. Chó Của Bạn Sẽ Học Được Gì Khi Tham Gia Khoá Huấn Luyện Chó Akita
Sau khi huấn luyện, Chó Akita của bạn sẽ:

Biết đi vệ sinh đúng chỗ
Biết nghe lời chủ
Không sủa bậy, cắn đồ đạc lung tung
Không ăn thức lạ, không ăn nhầm bã chó
Biết làm trò và nhiều hành động khôn ngoan khác…
Biết canh nhà, bảo vệ chủ – tài sản.
Biết nghe lời, hành động theo lệnh
Biết cảnh giác kẻ lạ và sủa khi có hiệu lệnh
Và nhiều hành động nghiệp vụ khác khi học qua chương trình

4. Tại sao nên chọn trường huấn luyện chó T11 để huấn luyện chó Akita
Huấn Luyện Chó T11 luôn tự tin và tiên phong trong các khoá huấn luyện chó Akita

Trung tâm huấn luyện chó T11 với môi trường Rộng rãi 1000m2 có cây xanh thoáng mát và sân chơi cho các bé lớn nhỏ đầy đủ
Chúng tôi ra đời xuất phát từ đội ngũ Huấn luận viên yêu nghề, yêu cún, nhiệt tình, chu đáo. Với bề dày phát triển hơn 10 năm, chúng tôi đã đào tạo hơn 40 giống chó khác nhau, hơn 1.000+ chó đã qua đào tạo và 100% khách hàng hài lòng
Với đội ngũ huấn luyện viên 10+ năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là trường đào tạo và huấn luyện chó tận tâm và lành nghề nhất tp Hà Nội
Giáo án huấn luyện chuẩn bộ quốc phòng, được các chuyên gia tích lũy, nghiên cứu đưa ra phương pháp tốt nhất cho từng giống chó.
Huấn luyện chó bằng trái tim, phương pháp phản xạ thức ăn, tuyệt đối không có hành vi bạo lực với chó.
Cơ sở vật chất mới, hiện đại: chuồng trại cao ráo, sạch sẽ. Sân bãi vui chơi, huấn luyên rộng rãi, gần gũi thiên nhiên.
Giáo cụ huấn luyện đầy đủ.
Cún được ăn uống sạch sẽ, ngon với chế độ tốt nhất.
Cún được kiểm tra sức khỏe hằng ngày, có sổ theo dõi, tắm rửa thường xuyên.
Cún được diệt trừ ve, chấy rận để khỏe mạnh và nhanh nhẹn, vui tươi nhất.
Quá trình bàn giao cún tiêu chuẩn: chủ điều khiển cún như huấn luyện viên.
Theo sát và tư vấn trọn đời với cún. Hỗ trợ miễn phí dù bạn có là khách hàng của chúng tôi hay không.
Cam kết các dịch vụ chăm sóc huấn luyện chó. Cún sau khóa học sẽ thành thục tất cả các kỹ năng.

Trung tâm huấn luyện chó Chihuahua đi vệ sinh đúng chỗ tại hà nộiUy tín khóa học với giáo trình tiên tiến trung tâm T11 ...
10/03/2025

Trung tâm huấn luyện chó Chihuahua đi vệ sinh đúng chỗ tại hà nội
Uy tín khóa học với giáo trình tiên tiến trung tâm T11 là địa chỉ huấn luyện chó đi vệ sinh tại hà nội với hơn 10 năm kinh nghiệm đã hoàn thành khóa học tại trường cho hàng nghìn chú chó

Chihuahua là giống chó nhỏ nhất trên thế giới. Loài chó này khiến chúng ta tò mò với thông tin vô cùng lý thú. Đó là:

Cân nặng của chúng thường chỉ khoảng 0.5 kg và cao chưa tới 23 cm.
Là loài chó lâu đời nhất Bắc Mỹ
Bộ não của chúng to và không tương xứng với thân hình.
Chó Chihuahua có màu lông nào cũng được.
Là biểu tượng của nhạc Pop
Nó không thích làm thân với những con khác giống của nó.
Chỉ trung thành với một chủ.

Việt Nam chúng ta thường chọn nuôi chó Chihuahua lông ngắn hoặc lông dài. Một số người nuôi chó Chihuahua lai thì to con hơn và thường to bụng. Chihuahua là loài chó nhỏ nhưng thông minh, nhanh nhẹn và thính giác cực tốt.

Chó Chihuahua có sức khỏe và đề kháng tốt, tuổi thọ cũng rất cao. Đây là loài chó tinh nghịch, mạnh dạn và thích bày tỏ tình cảm với chủ.

Huấn luyện chó Chihuahua
Lý do chúng ta nên huấn luyện chó Chihuahua

Chó Chihuahua chỉ thân thiết với một chủ, không làm quen hay sống chung với các giống chó khác được. Tính cách nó năng động, thích liếm mặt và được âu yếm, thích bám gót chân chủ.

Sống trong nhà thì Chihuahua gây ra một số phiền toái cho gia chủ như:

Vệ sinh bừa bãi, tiểu tiện mọi lúc mọi nơi
Sủa dai và không chịu ngớt
Hay bám gót chủ
Liếm mặt chủ…
Khi huấn luyện chó Chihuahua thì các tật xấu kia biến mất. Ngoài ra bạn sẽ sở hữu một bé Chihuahua biết vâng lời hơn, bảo gì nghe nấy và cực ngoan.

Khả năng học hỏi và phản xạ của chó Chihuahua là rất tốt. Huấn luyện chó giúp nó học được các kỹ năng đáng yêu như ngồi, nằm, bò, chào hỏi, bắt tay, tha đồ vật cho chủ, vượt chướng ngại vật, đi bên cạnh chủ, tránh ăn phải bả…

Những kỹ năng chó Chihuahua học sẽ rất nhanh và thuần thục, chủ điều khiển bé bằng cách gọi tên và ra khẩu lệnh.

Giá huấn luyện chó Chihuahua
Huấn luyện chó Chihuahua mất từ 2 đến 3 tháng theo quy trình huấn luyện chuyên nghiệp. Mỗi tháng học phí là 3 đến 3.5 triệu đồng. Chó ăn học nội trú, mỗi tháng sẽ được thăm nhà một lần.

Tất cả trọn gói không phát sinh chi phí. Học phí đóng vào ngày nhập học mỗi tháng.

Điều kiện học tập
Trường huấn luyện chó nghiệp vụ T11 là địa chỉ uy tín số 1 trong ngành với giá trị cốt lõi:

? Cơ sở vật chất mới hiện đại, sân bãi rộng, sạch đẹp, giáo cụ đầy đủ.

? Huấn luyện viên trên 10 năm kinh nghiệm, yêu nghề, yêu chó.

? Giáo trình huấn luyện cao cấp chuẩn bộ quốc phòng. Phương pháp linh động cho từng giống và từng con.

? Chó được chăm sóc thể chất và tinh thần tốt, kiểm tra sức khỏe hằng ngày.

? Tốt nghiệp luôn xuất sắc, chủ điều khiển dễ dàng

? Giá cả phù hợp và tương xứng.

? Tư vấn miễn phí 24/7

Liên hệ với trung tâm để được chúng tôi phục vụ. Chân thành cảm ơn quý khách

Address

Chân Cầu Vĩnh Tuy
Hanoi
100000

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00
Sunday 09:00 - 17:00

Telephone

+84982360128

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trung Tâm Huấn Luyện Chó T11 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share