Trung Tâm Vỗ Béo Vật Nuôi Việt Nam 0924.860.680

Trung Tâm Vỗ Béo Vật Nuôi Việt Nam 0924.860.680 Trang chuyên cung cấp những kiến thức chăn nuôi thú y miễn phí phí cho bà con chăn

Xử lý bệnh bại liệt trên heo náiNguyên nhânBệnh bại liệt trên heo nái là bệnh rất phức tạp, có rất nhiều nguyên nhân:Do ...
09/12/2021

Xử lý bệnh bại liệt trên heo nái
Nguyên nhân
Bệnh bại liệt trên heo nái là bệnh rất phức tạp, có rất nhiều nguyên nhân:
Do dinh dưỡng: Thường do sự thiếu hụt Calci so với bình thường. Trong trường hợp này cần theo dõi kỹ các triệu chứng lâm sàng. Và phân tích máu mới có thể chẩn đoán chính xác. Bệnh xảy ra thường do không cung cấp đầy đủ nhu cầu Calci, phốt pho, thiếu Vitamin D trong thời gian mang thai. Từ đó làm rối loạn quá trình vận chuyển Calci vào máu.
Do tác nhân cơ học: Trong quá trình mang thai, sự di chuyển heo lên chuồng đẻ khiến heo dễ bị trượt ngã gây liệt chân.
Do thời tiết: Nhiệt độ môi trường quá nóng trong thời gian nái gần sinh hay vừa sinh xong
Do nhiễm khuẩn: Nhiễm Clostridium perfigers, Listera monocytogenes, Streptocoocus suis.
Thai quá to, tư thế chiều hướng thai bất thường. Thủ thuật kéo thai quá mạnh, không đúng kỹ thuật gây tổn thương thần kinh tọa, mất khả năng vận động, bại liệt.
Phòng bệnh
Cẩn thận trong việc di chuyển heo trong giai đoạn mang thai, nền chuồng phải sạch, tránh trơn trượt. Nên có ánh sáng vào chuồng trại. Tiêm phòng đầy đủ các bệnh do virus và vi trùng.- Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý heo nái sinh sản đúng quy trình kỹ thuật, chú ý bổ sung canxi và phốt pho trong khẩu phần ăn.

Chăn nuôi lợnTừ xưa đến nay, tại các vùng nông thôn, việc chăn nuôi lợn đã trở nên quá quen thuộc với người nông dân. Đâ...
09/12/2021

Chăn nuôi lợn
Từ xưa đến nay, tại các vùng nông thôn, việc chăn nuôi lợn đã trở nên quá quen thuộc với người nông dân. Đây là vật nuôi dễ chăm sóc, không tốn quá nhiều tiền vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi lợn ở nông thôn có một lợi thế là bạn có thể tận dụng các loại rau xanh, sắn, cám ngô, cám gạo… kết hợp cùng với cám công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi. Việc này vừa giảm được chi phí đáng kể, vừa giúp lợn tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, bạn phải tìm được đầu ra trước khi bắt đầu như các lò mổ, các siêu thị lớn, vì khi lợn đã được xuất chuồng mà chưa có đầu ra sẽ rất tốn kém chi phí duy trì, trong khi sản lượng tăng thêm không đáng kể.công nghiệp để làm thức ăn cho vật nuôi. Việc này vừa giảm được chi phí đáng kể, vừa giúp lợn tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên,
Ngoài ra, nếu xác định xây dựng một mô hình chăn nuôi bền vững thì bạn cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải dạng hầm Biogas, vừa bảo vệ môi trường, giảm thiểu mầm bệnh cho vật nuôi, vừa giúp tiết kiệm được khoản chi phí về chất đốt. Và khi bạn nuôi lợn với số lượng lớn thì nên tự gây lợn nái để sản xuất giống, vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa giảm thiểu nguy cơ lây lan mầm bệnh khi nhập giống từ những nguồn không rõ ràng.

Bắt tay vào nuôi gà phải chịu khó học tập kinh nghiệm nuôi gà của những người đi trước, từ khâu chọn con giống, đến cách...
06/12/2021

Bắt tay vào nuôi gà phải chịu khó học tập kinh nghiệm nuôi gà của những người đi trước, từ khâu chọn con giống, đến cách bố trí chuồng trại hợp lý, khâu chăm sóc, cho ăn, sưởi ấm theo từng lứa tuổi. Để có giống gà phù hợp với cách nuôi này cần chọn đúng giống gà thả vườn.
Gọi là gà thả vườn vì giống gà này sau khi ăn no thì được thả ra khoảng vườn đã được chăng lưới để chúng vận động.
Chuồng gà được rải phân vi sinh trộn lẫn với mùn cưa hoặc vỏ trấu, loại phân này có tác dụng tiêu hủy phân gà, không gây mùi hôi thối, đồng thời diệt được các sinh vật gây hại cho gà.
Thức ăn cho gà là cám gia cầm và các loại rau có trong vườn
Trung bình thời gian phát triển của gà là 100 ngày, tuy nhiên phải chăm sóc, cho chúng ăn theo từng đợt tuổi, đồng thời phải dựa trên điều kiện thời tiết để giữ ấm cho chúng. Gà dễ nuôi nhưng cũng có cái khó là giống vật này rất nhạy cảm, nhạy cảm với thức ăn, thời tiết và cả thuốc phòng bệnh
Nuôi Gà thả vườn đòi hỏi người nuôi phải chịu khó, tỷ mỉ trong khâu chăm sóc, nên nếu ai chịu khó, biết tìm tòi tự tìm ra giải pháp nuôi thích ứng tùy theo điều kiện chăn nuôi của gia đình mình thì mới mang lại hiệu quả. Đã có một số hộ gia đình cũng đã tiến hành nuôi thử vài trăm con nhưng đều thất bại, chỉ mới qua một tháng đầu nuôi thử chúng đã lăn ra chết. Nguyên nhân bởi người chăn nuôi chưa tìm ra giải pháp thích ứng để chăm sóc chúng cho phù hợp.
Vấn đề nhiệt độ cho gà ta thả vườn
Thức ăn cho gà có 2 loại chính, thức ăn công nghiệp và thức ăn gia đình. Thức ăn công nghiệp là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp được các công ty sản xuất thép dây chuyền công nghiệp, thức ăn gia đình là loại thức ăn tận dụng từ địa phương và gia đình như cơm gạo lúa bắp. Khi nuôi, có thể trộn cả 2 loại thức ăn trên vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho gà và giảm được chi phí thức ăn.
Khi trộn thức ăn cho gà có thể trộn theo tuần tuổi của gà như sau:
* Khi 1 tuần tuổi thì cho ăn cám gạo, cám bắp đậm đặc
* Từ 2 tuần đến 3 tuần tuổi trộn như trên nhưng thêm tấm gạo và thức ăn hỗn hợp
* Tuần 4 trộn gạo và lúa 1 ít cho gà làm quen

Hướng dẫn nuôi nganNgan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Nông dân ...
06/12/2021

Hướng dẫn nuôi ngan
Ngan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Nông dân tỉnh ta thường nuôi ngan theo phương thức chăn thả. Từ khi thức ăn hỗn hợp viên ra đời và có dịch vụ trên thị trường. Một số gia đình đã mở ra hướng nuôi ngan tập trung theo phương thức nuôi nhốt hoặc vừa nhốt vừa thả.
1. Giống ngan nội
Ngan nội hay còn gọi là ngan dé, ngan cỏ nuôi 3 tháng tuổi trọng lượng con mái đạt 1,8 – 2,2 kg, con trống đạt 3 – 3,5 kg. Sản lượng trứng là 60 – 80 quả/mái trong một năm. Mỗi năm thường đẻ 4 lứa, mỗi lứa từ 15 – 20 quả rồi lại ấp và nuôi con.
2. Giống ngan Pháp
Được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An nhập về từ năm 1998 và hàng năm được nhập về với số lượng ít, đã phân biệt trống mái từ khi mới nở, phân bổ đều cho các huyện chăn nuôi nhân giống. Ngan Pháp có tính thích nghi cao với điều kiện tỉnh ta nên dễ nuôi, ít bệnh.
Tài Liệu Miễn Phí
Farmvina đặc biệt tổng hợp tài liệu hướng dẫn bạn nuôi chim yến hiệu quả!
Tải Xuống
Ngan Pháp nuôi 3 tháng trọng lượng 4,2 – 4,8kg, con mái đạt 2,3 – 2,8 kg. Tiêu tốn thức ăn 2,7 – 2,8 kg thức ăn cho một kg tăng trọng. Hiện nay Tỉnh ta đã nhập 2 dòng là dòng R31 màu lông đen và dòng R51 màu lông trắng, sản lượng trứng 160 quả/mái/2 chu kỳ đẻ trong một năm.
nuôi ngan
Nuôi ngan mang lại nhiều lợi ích cho nông hộ
3. Vịt lai ngan
Như trên đã nêu dùng ngan trống lai với vịt cho ra thế hệ vịt lai ngan nuôi thịt, con lai trống và mái bằng nhau. Khi mái trưởng thành 3 tháng tuổi trọng lượng đạt từ 2,5 – 3,5 kg.
Nếu lấy vịt trống lai với ngan mái. Con lai nở ra, khi nuôi thịt, con trống to nhưng con mái sẽ nhỏ. Được 3 tháng tuổi con trống đạt trọng lượng 3 – 3,5 kg, con mái đạt 2 – 2,2 kg. Cả trống và mái của vịt lai ngan đều bất dục.

Thu nhập ổn định trong đại dịch nhờ chăn nuôi bò sữaTrong khi canh tác rau, hoa của nhiều người dân trong tỉnh Lâm Đồng ...
01/12/2021

Thu nhập ổn định trong đại dịch nhờ chăn nuôi bò sữa
Trong khi canh tác rau, hoa của nhiều người dân trong tỉnh Lâm Đồng thời gian qua lao đao vì tác động của dịch bệnh thì nghề chăn nuôi bò sữa tại Đơn Dương lại đang cho thu nhập rất ổn định, trong đó không ít các gia đình người dân tộc thiểu số ăn nên làm ra…
“Bò sữa khó nuôi hơn bò vàng, cứ nuôi bò sữa như bò vàng thì không được đâu. Người nuôi cần phải biết cách chăm sóc, chuồng trại phải thông thoáng, ngày vệ sinh 2 lần sáng, chiều khi vắt sữa, thức ăn phải chất lượng thì sữa mới bán được giá cao. Trong đợt dịch này các công ty thu mua sữa vẫn thu mua đều nên thu nhập gia đình rất ổn định” – K’Út tươi cười.
Không chỉ là người làm ăn giỏi, K’Út còn là một trưởng thôn gương mẫu của xã Đạ Ròn. Bằng những kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa có được, ông K’Út luôn sẵn sàng chia sẻ, vận động, hướng dẫn bà con trong thôn cùng nhau chăn nuôi bò sữa, phát triển kinh tế, xây dựng thôn Ròn ngày một ấm no, hạnh phúc.
Nối bước theo K’Út có rất nhiều gia đình người dân tộc thiểu số trong thôn Ròn cũng theo nghề nuôi bò sữa và dần ăn nên làm ra. Như gia đình bà Ka Wét, 46 tuổi, chẳng hạn. 3 năm trước bà vẫn còn làm vườn, thấy cực quá bà thử chuyển qua nuôi bò sữa và sau đó chuyển hẳn sang nghề này. Đến nay đàn bò gia đình bà trên 10 con, trong đó có 2 con đang cho sữa. “Nuôi bò sữa chắc ăn hơn làm vườn, nhất là trong đại dịch Covid này. Làm rau như vừa rồi xe đi không được, rau hạ giá mà giá phân bón lại cao. Bò sữa thì chỉ cần 4, 5 con vắt có sữa là dư ăn rồi” – bà Ka Wét nói.
Một gia đình trong thôn mới nuôi bò gần đây nhưng cũng đầu tư rất bài bản, đó là gia đình ông Ya Nơi, 40 tuổi. Ông mới chỉ bắt đầu nuôi khoảng hơn nửa năm nay, gia đình đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua 2 con bò sữa và dành hơn 1 sào đất để trồng cỏ, trồng bắp cho bò. “Người ta làm được mình cũng làm được, khó nhất là vốn nên phải có đủ vốn mới làm, vì mỗi con bò giống này khá đắt, trên 50 triệu, rồi mua máy móc, mua máy vắt sữa nên cũng tốn kém lắm” – ông Ya Nơi cho biết.

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt1. Dinh dưỡngThời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai...
01/12/2021

Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
1. Dinh dưỡng
Thời gian nuôi heo thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.
a. Giai đoạn 1
Heo thịt được nuôi từ 70 – 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 – 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Người chăn nuôi nên cho heo ăn theo khẩu phần có 17 – 18% protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 – 3250 Kcal.
b. Giai đoạn 2
Heo thịt được nuôi từ 131 – 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 – 105 kg. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ, nhưng nếu thiếu dưỡng chất sẽ làm heo trở nên gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu những hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp dẫn người tiêu dùng. Giai đoạn này nhà chăn nuôi sử dụng thức ăn có khẩu phần có protein thô từ 14 – 16%, giá trị khẩu phần có từ 3000 – 3100 kcal.
Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn nên áp dụng để nuôi các giống heo ngoại có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, có tỷ lệ nạc cao như Landrace, Hampshire hay heo lai F2 có 75% tỷ lệ máu ngoại trở lên (xem thêm ở bài Kỹ Thuật Chọn Giống Heo). Kỹ thuật này thường áp dụng ở những cơ sở chăn nuôi tập trung, có trình độ thâm canh cao, và cả hai giai đoạn nuôi đều phải cân đối thành phần các axít amin và axít béo không no mạch dài.
Phẩm chất thức ăn có quan hệ trực tiếp đến phẩm chất thịt heo khi giết mổ. Nếu khẩu phần chứa nhiều chất béo xấu thì sẽ cho quầy thịt có mỡ bệu, dễ bị hóa lỏng và ôi dầu khi tồn trữ lạnh lâu (chất béo của bột cá xấu sẽ tạo mùi tanh cho thịt và ít người ưa chuộng).

Phương pháp nhân giống thỏNhân giống thuần: Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống trong cùng một giống tạo ra...
01/12/2021

Phương pháp nhân giống thỏ
Nhân giống thuần: Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống trong cùng một giống tạo ra thỏ con có đặc điểm tính trạng di truyền ổn định của giống. Nó được áp dụng khi đàn thỏ bố mẹ được xác định đã có năng suất cao ổn định. Do vậy những đặc tính chắc chắn có lợi về mặt kỹ thuật và kinh tế sẽ được chọn lọc và phát huy. Sự ổn định về di truyền giống sẽ cao.
– Nhân giống trong dòng: Là cách nhân giống nhằm tạo ra từng nhóm thỏ đã chọn lọc có tính di truyền ổn định và phẩm giống cao hơn bình thường. Để tạo ra đàn thỏ có những ưu điểm đặc biệt cần phải tiến hành chọn đôi giao phối và chọn lọc con giống qua nhiều thế hệ và có nhiều cá thể tham gia trong quá trình tạo giống. Nếu số con đưa vào chọn lọc quá ít và thời gian ngắn thì kết quả sẽ rất hạn chế. Phương pháp này cũng dẫn đến một mức độ đồng huyết nhất định. Nếu như số lượng thỏ tham gia dưới mức cho phép sẽ dẫn đến đồng huyết năng suất kém, số con chết sẽ tăng lên do hiện tượng đồng hợp tử gen xấu xuất hiện. Kinh nghiệm cho thấy nếu dòng thỏ đực dưới 40 con và 200 con cái thì không thể duy trì dòng thuần được. Nếu định duy trì dòng thuần trong công tác giống thì phải có số lượng thỏ đực và cái nhiều hơn thế hoặc ít nhất là bằng số lượng trên. Đây là phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt trong sự tạo ra dòng thỏ vừa có phẩm chất tốt được cải thiện vừa đảm bảo sự ổn định cao về tiềm năng di truyền, tuy nhiên có nhiều tốn kém về tài chính để loại bỏ những thỏ có khả năng làm tăng sự đồng huyết trong đàn giống.
– Nhân giống khác dòng: Là sự cho phối giống những con thỏ khác dòng với nhau nhằm hạn chế bớt sự đồng huyết xảy ra, tuy nhiên vẫn ổn định được những tiềm năng di truyền tính trạng có lợi của giống. Ta có thể cho phối giống cho giao phối chỉ hai dòng hay liên tục cho phối nhiều dòng với nhau với dòng khác hoặc sau đó cho phối với thỏ dòng cũ để ổn định hay bổ sung đặc tính mới được hình thành. Thông thường phương pháp này có thể tạo ra những dòng mới thích nghi được những điều kiện nuôi dưỡng hay khí hậu ở những cơ sở khác nhau.

Thành công nhờ nuôi lợn trong chuồng lạnh“Anh Vũ và anh Trung là người nuôi lợn nhiều, hiệu quả nhất huyện Lệ Thủy. Hai ...
01/12/2021

Thành công nhờ nuôi lợn trong chuồng lạnh
“Anh Vũ và anh Trung là người nuôi lợn nhiều, hiệu quả nhất huyện Lệ Thủy. Hai anh đầu tư trang trại nuôi khép kín trong chuồng lạnh hơn 3 năm nay. Nhờ cách nuôi này mà các anh đã làm được nhà cửa khang trang và mua “xế hộp” tiền tỷ!”, ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) tự hào chia sẻ.
Một ngày cuối năm, ông Nguyễn Văn Vương dẫn tôi lên thăm trang trại chăn nuôi lợn khép kín của anh Nguyễn Xuân Vũ và anh Nguyễn Văn Trung ở thôn Lê Xá, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy. Đó là trang trại nằm giữa khu rừng tràm cách xa khu dân cư, có diện tích 1,2 ha.
Anh Vũ cho biết: Trước đây, anh là nông dân chuyên trồng lúa và trồng rừng. Nhưng sau cơn bão lớn năm 2013, hơn 2 ha trồng keo của gia đình anh gần như mất trắng. Lúa trồng ra cũng chỉ đủ ăn chứ chẳng dư dả được bao nhiêu. Còn Trung vốn là kỹ sư xây dựng, từng đi làm cho các doanh nghiệp xây dựng khắp nơi nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn.
Trăn trở chuyển hướng làm ăn, sau khi tìm hiểu khắp nơi, năm 2015, anh Vũ bàn bạc với người em “cọc chèo” là anh Trung để góp vốn mở trang trại chăn nuôi. Tháng 2-2015, chuồng nuôi khép kín với hệ thống làm lạnh có diện tích 1.600m2 của hai anh được khởi công xây dựng, đến tháng 2-2016 hoàn thành với số tiền 1,2 tỷ đồng.
Theo thiết kế, chuồng nuôi có quy mô 1.200 con lợn thịt. Mỗi năm, trang trại chỉ nuôi 2 vụ, mỗi vụ khoảng 5 tháng, sau đó tổng vệ sinh và để trống chuồng chừng 1 tháng để bảo đảm cách ly an toàn. Anh Vũ cho hay: “Tiêu chí nuôi lợn của chúng tôi là phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, chúng tôi đã nuôi theo chuẩn VietGAP, xây chuồng lạnh theo quy trình khép kín.
Hiện tại, chuồng nuôi lợn có hệ thống giàn mát, điều hòa nhiệt độ trong chuồng dao động ở mức 27-300C. Ngoài ra, để bảo đảm môi trường, chúng tôi còn đầu tư 200 triệu đồng xây dựng hệ thống biogas, phân được lọc qua hầm thô, sau đó máy hút khí qua bể lọc có thể sử dụng nhu cầu dùng điện trong trại, còn hầm phân tươi thì sẽ ủ với lá cây cho hoai mục…”
Nhờ đó, dù nuôi số lượng lớn nhưng khi bước vào khuôn viên trang trại hầu như không hề có mùi hôi. Về giống, trang trại nhập từ Công ty TNHH lợn giống Dabaco ở Hà Nam và một số công ty khác trên cả nước. Tiêu chí của lợn giống phải đủ 5 tuần tuổi, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin và có giấy kiểm dịch thú y trước khi nhập chuồng.
Trong quá trình nuôi, các anh bảo đảm đầy đủ các khâu tiêu độc khử trùng người ra vào trại với hệ thống tiêu độc khử trùng tự động ngay tại cổng. Luôn có 3 nhân viên kỹ thuật về thức ăn, thú y và kỹ thuật chăn nuôi ăn ở tại chỗ để hỗ trợ các anh suốt cả vụ nuôi.
Thông thường, lợn xuất nguyên chuồng sẽ được Công ty TNHH Thực phẩm Hai Thuyên ở Đà Nẵng thu mua. Với giá 42.000 đồng/kg lợn hơi như hiện tại, mỗi năm trang trại thu lợi nhuận thu trên 1,2 tỷ đồng/ 2 vụ.
Để có được thành công như ngày hôm nay, anh Nguyễn Xuân Vũ và Nguyễn Văn Trung đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Đó là thời điểm khi xây chuồng trại xong thì hết vốn để mua lợn giống, thức ăn. Để giải quyết vấn đề này, hai anh đã mượn tới 4 sổ đỏ của bà con và 2 sổ đỏ của gia đình để vay ngân hàng. Cuối năm 2016, trận lũ lớn khiến đàn lợn trong trại chết mất 350 con.
Sang đầu năm 2017, giá lợn rớt thê thảm khiến người chăn nuôi khắp nơi điêu đứng. Anh Vũ nhớ lại: “Những lúc khó khăn nhất, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các đồng chí lãnh đạo huyện cả vật chất lẫn tinh thần.
Trong đó, có 2 lần huyện hỗ trợ cho chúng tôi số tiền 60 triệu đồng và đứng ra kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh đứng ra tiêu thụ sản phẩm”. Nhờ nuôi lợn mà anh Vũ và anh Trung đã xây mới được 2 ngôi nhà khang trang với số tiền 2,4 tỷ đồng, mua chiếc xe ô tô mới gần 1,1 tỷ đồng.
Anh Trung chia sẻ: “Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu thụ theo chuỗi sẽ giúp trang trại chủ động hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm”. Hiện tại, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đang hỗ trợ trang trại thực hiện mô hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn sạch theo chuỗi.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy cũng hỗ trợ xây dựng một khu giết mổ để giúp trang trại hoàn thiện quy trình khép kín này. Dự kiến, đến đầu năm 2019, khu giết mổ sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Lúc đó, trang trại sẽ cho ra thị trường sản phẩm thịt lợn sạch thương hiệu An Phát. Ngoài ra, anh Vũ cũng đang nghiên cứu, tìm hiểu về máy ép bánh phân khô nhằm tận dụng nguồn phân chuồng đã được ủ hoai để cung cấp cho những hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Vương cho biết: “Chăn nuôi lợn khép kín trong chuồng lạnh đang là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay. Tuy số vốn đầu tư ban đầu lớn, nhưng về lâu dài, mô hình mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với chăn nuôi chuồng hở.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình này còn góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún của nông dân sang hình thức nuôi trang trại tập trung, khép kín, chăn nuôi bền vững”.

💥 BÍ QUYẾT GIÚP VẬT NUÔI LỚN NHANH VÙ VÙ   Chỉ 1 thìa/ngày. Vật nuôi siêu lớn - Siêu lợi nhuận👉 3 tháng xuất chồng đàn l...
21/11/2021

💥 BÍ QUYẾT GIÚP VẬT NUÔI LỚN NHANH VÙ VÙ
Chỉ 1 thìa/ngày. Vật nuôi siêu lớn - Siêu lợi nhuận
👉 3 tháng xuất chồng đàn lợn
👉 2 tháng xuất chuồng đàn gà
* Rút ngắn 1/3 thời gian chăn nuôi
* Giảm lượng thức ăn rõ rệt
* Mức tăng trọng lên đến 50% so với bình thường
* Khử mùi hôi chuồng ngay lập tức
=> Chất Lượng - An Toàn - Hiệu Quả
🔔 Có đầy đủ sản phẩm cho gia cầm, gia súc và thủy cầm
NHANH TAY ĐỂ LẠI SĐT ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƯU ĐÃI Mua 2 Tặng 1 DUY NHẤT HÔM NAY.
☎ HOTLINE : 0924.860.680 Tư vấn miễn phí

CÁCH CHĂM SÓC VẬT NUÔI VÀO MÙA ĐÔNGHiện nay, thời tiết đang chuyển lạnh, đi kèm nhiều đợt mưa phùn, rét đậm, rét hại kéo...
12/11/2021

CÁCH CHĂM SÓC VẬT NUÔI VÀO MÙA ĐÔNG
Hiện nay, thời tiết đang chuyển lạnh, đi kèm nhiều đợt mưa phùn, rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ đàn vật nuôi; đây là một trong những yếu tố gây hại cho sức khoẻ vật nuôi, làm giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh ở lợn và các bệnh về đường hô hấp ... Bà con cần chủ động phòng chống đói, rét bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, và lưu ý một số biện pháp sau:
Đối với trâu, bò
Chủ động gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa ... để đốt, sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, Vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.
Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.
Cho trâu bò ăn đủ lượng cỏ các loại (là cỏ xanh, cỏ ủ hoặc rơm khô, rơm ủ urê) với lượng từ 30-40kg và 3,5kg thức ăn tinh (là bột ngô, sắn, cám gạo...) trong một ngày đêm đối với 1 trâu bò khối lượng 300 kg. Bổ sung muối ăn với lượng 15g (tương đương với 3 thìa cà phê) bằng cách hoà vào nước uống (nước ấm là tốt nhất) cho trâu, bò uống.
Không thả rông trâu, bò trong rừng, núi; phải chủ động đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; mặc áo chống rét bằng bao tải g*i, bao tải dứa để giữ ấm cho trâu bò.Không cho trâu, bò làm việc, chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ dưới 12 độ C.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng …
Đối với lợn
Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh chuồng nuôi, không để gió lùa nhất là vào ban đêm; làm chuồng úm đối với lợn con theo mẹ. Không cọ rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 12 độ C .
Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng đối tượng lợn.
Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột …
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tai xanh, Lở mồm long móng …
Đối với gà
Chuẩn bị đầy đủ phên, bạt để che chắn, chống gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn, bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày rét đậm, rét hại.
Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà; cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất …
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm đặc biệt là: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro …
Ngoài các biện pháp đã thực hiện như trên, cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do đói, rét, dịch bệnh.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI VÀO MÙA ĐÔNG Trong những ngày mùa đông nhiệt độ có thể xuống rất thấp, đồng thời độ ẩm...
12/11/2021

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI VÀO MÙA ĐÔNG
Trong những ngày mùa đông nhiệt độ có thể xuống rất thấp, đồng thời độ ẩm không khí cao sẽ làm cơ thể vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống lạnh, làm sức đề kháng của vật nuôi giảm sút. Ngoài ra, với thời tiết hanh khô, vật nuôi thường bị khô và tổn thương niêm mạc da, tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
Nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết trùng, Bệnh đường hô hấp… có điều kiện bùng phát. Do đó, ngay từ bây giờ bà con chăn nuôi cần có những biện pháp để chủ động phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông để bảo vệ vật nuôi của mình.
Các biện pháp cần thiết để phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông
Chuồng trại
Chuồng trại cần xây theo hướng Đông-Nam là tốt nhất, để tránh mưa gió tạt vào, sẽ ấm vào mùa đông mát vào mùa hè. Khi xây chú ý nền chuồng cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt. Phải có hệ thống xử lý chất thải, mái hiên cách mặt đất tối đa 1.8m, có màn che xung quanh khi trời lạnh.
Vào mùa đông, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là rất phù hợp vì nền đệm lót rất ấm, thích hợp cho chăn nuôi heo, gà.
Vệ sinh thú y
Hạn chế tối đa việc ra, vào khu vực chăn nuôi; phải có hố sát trùng ở cổng ra vào khu vực chăn nuôi.
Vệ sinh chuồng trại cũng như dụng cụ chăn nuôi hàng ngày. Đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo, cống rãnh không đọng nước thải; máng ăn, uống cho vật nuôi luôn sạch sẽ, không có thức ăn thừa, ôi thiu.
Sát trùng dụng cụ, chuồng trại, khu vực chăn nuôi thường xuyên từ 2- 3 lần/ tuần. Đây là biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt và làm giảm mật độ mầm bệnh có sẵn trong môi trường, làm cho mầm bệnh không thể gây bệnh cho vật nuôi. Bà con cũng có thể sử dụng những hoá chất khử trùng tiêu độc chuồng trại, vật dụng chăn nuôi như: Bioxide, Virkon, Chloramin, formol… Định kỳ phun thuốc để diệt muỗi, ve, mòng, bọ mạt…là những tác nhân truyền bệnh và gây bệnh.
Ngoài ra:
– Không nên nuôi gia cầm, thuỷ cầm chung với gia súc.
– Không nuôi xen vật nuôi nhiều lứa tuổi trong cùng khu vực nuôi.
– Cách ly trước khi nhập đàn đối với vật nuôi mới, sau 2 tuần nếu vật nuôi khoẻ mạnh mới cho nhập đàn.
– Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất hai tuần trước khi thả nuôi đợt mới.
– Theo dõi, phát hiện sớm vật nuôi bị bệnh để cách ly điều trị, xử lý kịp thời tránh bệnh lây lan.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Đối với gia cầm
Chú ý đóng và mở màn thường xuyên, có thể kéo dài thời gian nuôi úm gà con khi thời tiết quá lạnh. Cho ăn thức ăn đầy đủ, chất lượng tốt, đảm bảo không thiu mốc, không độc tố.
Bố trí khẩu phần ăn giàu năng lượng bằng những thực phẩm giàu tinh bột. Bổ sung Vitamin như: Bcomplex, Vitamin C bằng cách pha vào nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng.
Đối với gia súc
Tăng cường thức ăn xanh như cỏ tươi, củ, quả,và các loại vitamin…Tăng cường thức ăn có nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần. Đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15-35 kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1-2,5kg/con/ngày), sử dụng tảng đá liếm bổ sung khoáng cho bò.
Vào mùa này, thức ăn xanh thường bị thiếu, có thể chế biến phụ phẩm nhằm nâng cao giá trị dịnh dưỡng và giải quyết thức ăn như cỏ ủ chua, rơm ủ urê…
Thời gian thả gia súc: Buổi sáng từ 9-11 giờ, chiều từ 13-16 giờ. Không chăn thả gia súc vào sáng sớm và khi quá lạnh. Tăng cường giữ ấm cho gia súc khi trời quá lạnh: Ủ ấm, đốt lửa…
Một số bệnh cần chú ý tiêm phòng cho vật nuôi
Tiêm phòng vaccine là một biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông chủ động, tích cực nhất mang lại hiệu quả cao cho vật nuôi chống lại dịch bệnh và có chi phí thấp nhất so với chi phí thuốc để trị một con vật mắc bệnh.
– Đối với heo: Tiêm phòng vaccine Tai xanh, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn.
– Đối với trâu bò: Tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng.
– Đối với dê, cừu: Tiêm phòng bệnh Đậu dê, Lở mồm long móng.
– Đối với chó: Tiêm phòng bệnh Dại chó.
– Đối với gà: Tiêm phòng vaccine Newcatle, Gumboro, vaccine Cúm gà.
– Đối với vịt: Tiêm phòng vaccine Dịch tả vịt, vaccine Cúm vịt.
Người chăn nuôi nên liên hệ với kỹ thuật viên Thú y ở phường, xã hoặc liên hệ với Trạm Thú y tại địa phương để được hướng dẫn và tiêm phòng vaccine cho vật nuôi đúng quy trình kỹ thuật./.
Trên đây là các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vào mùa đông mà Cổng Thông Tin Thương Hiệu Vùng Miền cung cấp cho bà con. Hy vọng bà con áp dụng đúng và đủ để nâng cao năng suất khi chăn nuôi. Chúc bà con sức khỏe và thành công!

09/11/2021

𝙐̛𝙪 𝘿𝙖̃𝙞 𝙈𝙪𝙖 𝟮 𝙏𝙖̣̆𝙣𝙜 𝟭
💥 BÍ QUYẾT GIÚP VẬT NUÔI LỚN NHANH VÙ VÙ
Chỉ 1 thìa/ngày. Vật nuôi siêu lớn - Siêu lợi nhuận
👉𝟯 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙜 xuất chồng đàn lợn
👉𝟮 𝙩𝙝𝙖́𝙣𝙜 xuất chuồng đàn gà
* Rút ngắn 1/3 thời gian chăn nuôi
* Giảm lượng thức ăn rõ rệt
* Mức tăng trọng lên đến 50% so với bình thường
* Khử mùi hôi chuồng ngay lập tức
=> Chất Lượng - An Toàn - Hiệu Quả
🌎 Có đầy đủ sản phẩm cho gia cầm, gia súc và thủy cầm
☎ HOTLINE : 0924.860.680 Tư vấn miễn phí
NHANH TAY ĐỂ LẠI SĐT ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƯU ĐÃI Mua 2 Tặng 1 DUY NHẤT HÔM NAY.

Trước đây, với 2 ha đất nông nghiệp trồng cà phê, thu nhập của gia đình ông Tuấn cũng thuộc diện khá giả ở địa phương. S...
08/11/2021

Trước đây, với 2 ha đất nông nghiệp trồng cà phê, thu nhập của gia đình ông Tuấn cũng thuộc diện khá giả ở địa phương. Song, để vươn lên làm giàu chừng ấy diện tích cà phê là chưa đủ nên ông luôn trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2013, từ nguồn vốn tích góp bấy lâu, ông Tuấn quyết định đầu tư 120 triệu đồng mua 2 con bò sữa về nuôi để chuyển hướng gây dựng cơ nghiệp. “Với 2 con bò sữa, sau 1 năm chăm sóc thì ngoài số tiền hơn 100 triệu đồng thu được từ bán sữa, tôi còn lời thêm 2 con bê. Nhận thấy nuôi bò là hướng đi đúng, tôi đã quyết định cầm cố đất đai, nhà cửa vay ngân hàng hơn 2 tỷ đồng để đầu tư nuôi bò”, ông Tuấn cho biết.Trước đây, với 2 ha đất nông nghiệp trồng cà phê, thu nhập của gia đình ông Tuấn cũng thuộc diện khá giả ở địa phương. Song, để vươn lên làm giàu chừng ấy diện tích cà phê là chưa đủ nên ông luôn trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2013, từ nguồn vốn tích góp bấy lâu, ông Tuấn quyết định đầu tư 120 triệu đồng mua 2 con bò sữa về nuôi để chuyển hướng gây dựng cơ nghiệp. “Với 2 con bò sữa, sau 1 năm chăm sóc thì ngoài số tiền hơn 100 triệu đồng thu đượ
Nói là làm! Ông Tuấn bắt tay chặt bỏ 2 ha cà phê chuyển qua trồng cỏ voi nuôi bò. Cùng với đó, ông đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng chuồng trại khép kín. Hệ thống chuồng trại được ông xây dựng trên diện tích hơn 2 sào, thiết kế thoáng mát, với các trang thiết bị chiếu sáng, hệ thống làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa lạnh. Đặc biệt, xung quanh trang trại đều được ông đầu tư lưới bắt ruồi, muỗi để bảo vệ đàn bò. Ngoài ra, ông còn đầu tư thêm hệ thống âm thanh, máy cắt cỏ, máy nghiền phối trộn thức ăn, máy vắt sữa... và đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng mua 28 con bò sữa về nuôi. Để chắc chắn đầu ra, ông Tuấn đã chủ động ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa với Công ty Vinamilk.
Theo ông Tuấn: “Bất kể nghề gì, để có được thành công thì đòi hỏi mình phải kiên trì, chịu khó, thậm chí phải nếm cả “trái đắng” vì thất bại. Lúc đầu mới nuôi, tôi cũng gặp không ít khó khăn, bởi bò sữa là loại động vật khá kén thức ăn. Đặc biệt, nếu không có các biện pháp phòng, chống thì bò hay bị bệnh viêm vú, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Song, chính sự kiên trì học hỏi đã giúp tôi nhận ra bò sữa cần phải duy trì các chế độ ăn hợp lý theo các thời kỳ lấy sữa và nuôi thai. Đồng thời, chăn nuôi bò sữa cũng đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, có tính công nghiệp cao, quy trình chăn nuôi nghiêm ngặt, phải cho ăn đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng, nắm chắc các loại bệnh để khống chế, đặc biệt là các bệnh về vú và sinh sản”.
Nhờ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và chăn nuôi đúng quy trình, đến nay, đàn bò sữa của ông Tuấn đã tăng lên hơn 70 con. Nhờ vậy, đều đặn luân phiên hàng tháng, ông luôn có từ 25 - 30 con bò cho sữa, với năng suất đạt từ 25 - 30 lít sữa/ngày/con. Hiện tại, toàn bộ sữa từ trang trại của ông Tuấn đều được Công ty Vinamilk ký hợp đồng bao tiêu, với mức giá 15 ngàn đồng/lít.
Ngoài đàn bò sữa, ông Tuấn còn đầu tư mở rộng trang trại nuôi thêm hơn 80 con bò chuyên lấy thịt, nâng tổng số đàn bò lên hơn 150 con. Đàn bò thịt của ông Tuấn chủ yếu nuôi các giống bò ngoại nhập siêu thịt như 3B (BBB), Brahman và Red angus thuần chủng của Úc và bò Chorolais của Pháp. Để vỗ béo đàn bò siêu thịt, ông Tuấn đã chọn cách chăm sóc bò theo quy trình TMR - Total Mixed Ration (quy trình phối trộn thức ăn hỗn hợp cho bò). Với quy trình này, hàng ngày, đàn bò thịt được cung cấp đầy đủ các chủng loại thức ăn cần thiết (thô, tinh và bổ sung…) có đầy đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, prôtein, khoáng và vitamin…). Tất cả đều được ông Tuấn trộn lẫn với nhau và cho bò ăn cùng lúc. Ông Tuấn cho biết: “Với quy trình TMR mà tôi áp dụng để vỗ béo đàn bò thịt, sau 10 - 12 tháng, đàn bò có thể đạt trọng lượng từ 600 - 700 kg/con. Sau khi xuất bán mang lại cho tôi nguồn lợi nhuận từ 13 - 15 triệu đồng/con. Hiện nay, sau khi trừ các chi phí thì trang trại chăn nuôi bò sữa và bò thịt mang lại cho gia đình tôi nguồn lợi nhuận từ 1,2 - 1,5 tỷ đồng/năm; đồng thời, tạo việc làm cho 5 lao động, với mức thu nhập từ 6 - 6,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện, tôi đang tập trung vốn để mở thêm trang trại nuôi bò sinh sản, với quy mô khoảng 30 - 40 con bò nái”.

Address

Nhà Máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị
Gia Lâm
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trung Tâm Vỗ Béo Vật Nuôi Việt Nam 0924.860.680 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Trung Tâm Vỗ Béo Vật Nuôi Việt Nam 0924.860.680:

Videos

Share

Category